
Trước bối cảnh đó, các doanh nghiệp đã quyết liệt tái cấu trúc, tái cơ cấu sản phẩm, giảm giá bán, đình, hoãn các dự án, dừng triển khai xây dựng, kinh doanh hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, chuyển nhượng bớt dự án nhưng vẫn không tìm được nhà đầu tư. Nhiều doanh nghiệp giảm 30 - 50% nhân sự; lực lượng lao động, lực lượng môi giới giảm đến 70%.
Song những khó khăn vẫn chưa dừng lại, theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, các doanh nghiệp Bất động sản đang đối mặt với các khoản vay tín dụng/trái phiếu đến hạn có khả năng chuyển thành “nợ xấu” nếu không được gia hạn. Nhiều khoản vay tín dụng quá hạn có thể bị chuyển sang sang nhóm “nợ xấu hơn”, doanh nghiệp khi đó dù có dự án khả thi, có tài sản bảo đảm vẫn rất khó tiếp cận được các khoản vay tín dụng mới.
Hy vọng các tổ chức tín dụng thấu hiểu và chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Châu kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cân nhắc để doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn được giữ nguyên nhóm nợ, được khoanh nợ xấu đối với một số khoản nợ nhóm 2, nhóm 3 để có thể được vay vốn tín dụng mới đối với dự án bất động sản có đầy đủ pháp lý, có tài sản bảo đảm, có tính khả thi, được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng trả lãi, trả nợ gốc…